Rủi ro khi máy tính bị đổ nước vào bàn phím
[tintuc]
Trong quá trình sử dụng máy tính, nhiều người có thói quen để cốc nước lọc, cốc cafe, trà sữa hay bát mì ngay bên cạnh để đỡ đói, đỡ khát. Việc này giúp tiết kiệm thời gian hơn nhưng lại mang đến rủi ro nếu như cốc nước đổ và nước tràn vào bàn phím. Vậy cách xử lý ra sao khi gặp trường hợp máy tính bị đổ nước vào bàn phím? Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn ngay sau đây.
Rủi ro khi máy tính bị đổ nước vào bàn phím
Việc máy tính bị đổ nước vào bàn phím là rủi ro không ai muốn khi sử dụng máy tính bởi hậu quả đem lại rất khó lường. Nước có thể ảnh hưởng tới cả phần cứng và phần mềm của máy tính laptop, bao gồm:
Nước vào các linh kiện gây hư hỏng, rối loạn chức năng. Nếu để lâu gây han gỉ, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Nước làm bàn phím laptop bị loạn hoặc bị liệt.
Nước chứa kèm các chất khác như cafe, trà, trà sữa còn để lại mùi khó chịu trên bàn phím
Nước có thể ảnh hưởng tới ổ cứng và dữ liệu máy tính laptop
Cách khắc phục kịp thời khi bàn phím bị đổ nước
Nguyên tắc khi xử trí việc máy tính bị vô nước là cần làm khô máy càng nhanh càng tốt, hạn chế thiệt hại lâu dài. Các bước để bạn khắc phục điều này như sau:
Trường hợp laptop bị đổ nước vào bàn phím
Bước 2: Dốc ngược laptop, hướng bàn phím xuống dưới. Lau khô phần ngoài bị vô nước bằng khăn mềm.
Bước 3: Tháo pin laptop (nếu có pin rời).
Bước 4: Ngắt kết nối mọi thiết bị với laptop như chuột, bàn phím, ổ cứng ngoài, sạc,…
Bước 5: Gập laptop 45 độ, đặt úp trên mặt vải mềm.
Bước 6: Lấy khăn mềm ẩm lau phần bề mặt bàn phím dính nước có mùi để khử bớt mùi.
Bước 7: Mổ máy laptop, tháo rời RAM, ổ cứng trong và các thiết bị khác (có thể làm tại nhà hoặc tới trung tâm sửa chữa).
Bước 8: Hong khô laptop, bàn phím máy tính bằng máy sấy. Lưu ý để số vừa, hướng gió không quá gần phần bị vô nước.
Bước 9: Đặt laptop giữ nguyên tư thế tại nơi thoáng mát, tránh mưa và ánh nắng mặt trời trong khoảng 0,5 – 1 ngày để máy khô hoàn toàn.
Bước 10: Kiểm tra tình trạng laptop, lắp lại các linh kiện và khởi động test máy. Nếu máy bị lỗi phần cứng, khởi động không lên, loạn điều khiển hay tệ hơn là lỗi dữ liệu phần mềm, bạn cần đến ngay các trung tâm sửa chữa, phục hồi dữ liệu để kịp thời khắc phục.
Trường hợp PC bị đổ nước vào bàn phím
Trường hợp này rủi ro thấp hơn so với laptop bởi thiệt hại cao nhất giới hạn trong bàn phím và không ảnh hưởng tới các thiết bị khác.
Bước 1: Ngắt nguồn hoặc tắt nguồn máy tính.
Bước 2: Ngắt kết nối bàn phím với máy tính bằng cách tháo cổng kết nối để tránh chập mạch.
Bước 3: Tháo hết keycap. Sau đó dùng vải thấm nước lên toàn bộ bề mặt bàn phím.
Bước 4: Lập úp bàn phím, tiếp tục thấm nước.
Bước 5: Mang phơi khô bàn phím ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 1 ngày.
Bước 6: Lắp lại keycap, kết nối bàn phím với máy tính và test thử.
=>> Xem thêm: Con trỏ chuột tự di chuyển – Nguyên nhân và cách khắc phục
Mẹo giúp dữ liệu an toàn hơn nếu máy tính bị đổ nước
Máy tính bị đổ nước vào bàn phím rất nguy hiểm và rủi ro càng lớn khi không được khắc phục kịp thời. Bạn có thể gặp rất nhiều lỗi từ phần cứng cho tới phần mềm. Do đó việc bình tĩnh xử trí là vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, bạn cần trang bị một số kiến thức để ngăn ngừa tình trạng này xảy đến với laptop của mình:
Hạn chế để chất lỏng gần laptop, đặc biệt là gần với khu vực di chuột.
Đầu tư các dụng cụ chống thấm nước hoặc bàn phím chống thấm cho máy tính
Hạn chế sử dụng laptop trong môi trường ẩm ướt, vào mùa nồm, trong nhà tắm hay cạnh cửa sổ khi trời đang mưa lớn.
Chuẩn bị sẵn dụng cụ vệ sinh máy tính cần thiết.
Thường xuyên sao lưu dữ liệu phòng trừ trường hợp dữ liệu bị tổn hại.
Vừa rồi là hướng dẫn khắc phục khi gặp máy tính bị đổ nước vào bàn phím và lưu ý phòng tránh mà Cuumaytinh muốn gửi đến người dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho máy tính cao hơn khi bị vô nước.
Trong trường hợp bị mất dữ liệu do nước vào máy tính, liên hệ chúng tôi ngay qua hotline 1900 636 196 để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
=>> Nguồn chi tiết: https://cuumaytinh.com/may-tinh-bi-do-nuoc-vao-ban-phim.html
[/tintuc]
Nhận xét
Đăng nhận xét